Sinh hoạt chuyên môn

Tháng Chín 3, 2019 3:30 chiều

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4,5

          Để khởi đầu cho một năm học mới với nhiều kết quả tốt đẹp, Tổ chuyên môn 4,5 trường tiểu học Tân Thành đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 8 với nội dung:
      “Trao đổi, chia sẻ những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong dạy học VNEN”

Nhằm giúp giáo viên cùng nhau chia sẻ tháo gỡ khó khăn, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Thời gian: Từ 7 giờ đến 10 giờ 30 phút,  ngày 21 tháng 8 năm 2019

 Địa điểm: Trường Tiểu học Tân Thành.

 Thành phần: Giáo viên tổ 4,5, giáo viên Tin học  và Ban giám hiệu nhà trường   

* Diễn biến:

Mở đầu đồng chí tổ trưởng triển khai các nội dung sinh hoạt chuyên môn:

 – Trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc về nội dung, phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học,…nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới.

– Những cách làm hay, sáng tạo để nâng cao hiệu quả dạy học.

– Kiến nghị, đề xuất.

 

   t4

 Đồng chí Trần Thị Xiêm – Tổ trưởng tổ 4,5  triển khai nội dung cuộc họp

 

Tiếp theo, giáo viên trong tổ thảo luận nhóm các nội dung trên

                t2  t3

                                        Các nhóm sôi nổi thảo luận

Trong quá trình trao đổi những khó khăn vướng mắc khi thực hiện dạy và học được các đồng chí giáo viên đưa ra như sau:

  1. Chương trình môn Tiếng Việt không chia phân môn nên khó khăn trong việc tổ chức dạy học cho học sinh.
  2. Thiết bị, phương tiện dạy học chưa đáp ứng nhu cầu dạy học: Đồ dùng dạy học phần lớn là do giáo viên tự làm, không có đồ dùng trang thiết bị hay sự hỗ trợ cho giáo viên trong việc làm đồ dùng. Các loại sách tham khảo rất hạn chế.
  3. Các học sinh trong nhóm có nhận thức không đồng đều nên khả năng tự học còn hạn chế, phụ thuộc vào bạn.

           Sau đó, các đồng chí giáo viên trong tổ tiếp tục thảo luận chia sẻ các cách làm hay để tháo gỡ những khó khăn. Đó là:

  1. Linh hoạt điều chỉnh nội dung cho phù hợp theo đối tượng học sinh.
  2. Thực hiện ghi chép nhật ký cụ thể ở mỗi bài dạy để điều chỉnh rút kinh

nghiệm khi gặp những vướng mắc về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động theo tài liệu.

  1. Vận dụng linh hoạt phương pháp: Tích cực hoá hoạt động học sinh, tổ

chức nhiều hoạt động trong, ngoài lớp học.

  1. Thường xuyên chuẩn bị đồ dùng, sử dụng đồ dùng trực quan gần gũi.

Phát huy tốt vai trò của ban học tập: giao việc, chuẩn bị đồ dùng, tìm tài liệu qua nhiều nguồn khác nhau (Internet, người thân, báo, đài, ti vi, …)

  1. Huy động hoặc phối hợp phụ huynh tham gia hoạt động ứng dụng, hoạt

động làm đồ dùng dạy học và tham gia xây dựng thư viện lớp học để bổ sung thêm nguồn sách giúp học sinh học tập tốt hơn.

t1       

Giáo viên trong tổ đưa ra một số kiến nghị đề xuât:

  1. Bổ sung sách, đồ dùng học tập cho giáo viên và học sinh.
  2. Đồng bộ và sớm có tài liệu hướng dẫn học môn Đạo đức, Kỹ thuật. Vì hiện nay, các môn này vẫn dạy theo chương trình hiện hành.
  3. Nên tách rõ từng phân môn trong từng tiết học như: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập viêt, Kể chuyện,… Như vậy, học sinh mới nắm kiến thức, cách học một cách có hệ thống và có sự liên hệ lô gic giữa kiến thức mới và kiến thức cũ như  cách đọc hay một văn bản, viết một đoạn văn, bài văn theo từng chủ đề, biết cách kể nội dung câu chuyện rõ ràng…. Trong chương trình môn Tiếng việt hiện nay, có tiết vừa đọc hiểu vừa Luyện từ và câu rất khó đạt mục tiêu đề đối với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.

          Cuối cùng tổ trưởng kết luận và ban giám hiệu phát biểu ý kiến chỉ đạo.    

* Đánh giá:

           Sau một thời gian trao đổi, thảo luận sôi nổi, đầy trách nhiệm, các khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ. Giáo viên phấn khởi, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau và cùng thống nhất những nội dung đã trao đổi. Buổi sinh hoạt CM đã thành công tốt đẹp.

 *  Nguyên nhân thành công do:

      Mỗi giáo viên có ý thức tự học cao đã chuẩn bị những ý kiến có chất lượng.

      Có sự đoàn kết, cởi mở trong tổ.

       – Có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, tạo điều kiện chu đáo về tài liệu về cơ sở vật chất,…

 *  Bài học:

     Mỗi giáo viên phải xác định rõ ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, không ngừng học hỏi để đổi mới chính mình trong nhận thức và phương pháp dạy – học.

     Tổ phải có kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể, rõ ràng chuẩn bị nội dung, điều kiện, phân công chỉ đạo rõ ràng từng thành viên.

     Phối kết hợp nhịp nhàng với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để đạt hiệu quả công tác cao.

 

 Hiệu trưởng               Tổ chuyên môn 4;5

 

 

Phạm Thị Thu Hường                Trần Thị Xiêm